Bốc Phệ Cách Ngôn: THẬP BÁT LUẬN P2

Tham gia Khóa Học Kinh Dịch – Lục Hào Dự Trắc Học để có thể dự đoán nhiều việc trong cuộc sống!

Thứ mười: LUẬN VỀ TUẦN KHÔNG
Phàm ở trong quẻ, hào gặp tuần không là thần có phát hiện ở đây. Như vượng, tướng gặp tuần không hoặc hưu tù phát động , nhật thần sinh phù, động hào biến không phục mà vượng tướng mà gặp tuần, các loại tuần không này cuối cùng hữu dụng đợi ngày xuất tuần sẽ có ứng, có phép hợp không, xung khởi, xung thực, điền lập. Ở phần cuối quyển này có chú phần chiêm nghiệm rất rõ.

Thứ mười một: TRÌNH BÀY VỀ PHẢN NGÂM QUÁI
Phảm ngâm quái có 2 loại :
Quẻ phản ngâm và hào phản ngâm
Quẻ phản ngâm là biến thành quẻ tương xung, hào phản ngâm là hào biến tuơng xung (hào biến tương xung nhiều trong quẻ chỉ có khôn biến tốn, tốn biến khôn )
– Quẻ CÀN ở tây bắc phía hữu có tuất, phía tả có hợi, quẻ Tốn ở đông nam phía hữu có thìn phía tả có tỵ, 2 quẻ này đối nhau, có thìn tuất, tỵ hợi tương xung cho nên càn vi thiên biến tốn vi phong rồi tốn biến càn. Thiên phong cấu biền thành quẻ thiên phong tiểu súc, tiểu súc biến cấu, đó là 2 quẻ càn tốn tương xung, là 2 quẻ phản ngâm vậy.
– Quẻ KHẢM ở chính bắc, nằm ở tí, quẻ ly ở ngọ chính nam. Hai quẻ nay đối nhau, có tí ngọ tương xung cho nên quẻ khảm vi thuỷ biến ly vi hỏa, ky biến khảm thủy hỏa ký tế biến vị tế, hỏa thủy vị tế biến ký tế. Khảm và ly như vậy tương xung, là phản ngâm.
– Quẻ CẤN ở đông bắc phía hữu có sửu, tả có dần, quẻ khôn ở tây –nam, hữu có mùi tả có thân, 2 quẻ này đối nhau có sửu mùi, dần thân tương xung cho nên cấn vi sơn biến khôn vi địa, và ngược lại. Sơn địa bác biến khiêm, địa sơn khiêm biến bác, Hai quẻ khôn cấn này tương xung là phản ngâm quái vậy.
– Quẻ CHẤN ở chính đông, nằm tại mão, quẻ đoài ở chính tây nằm tại dậu. Hai quẻ này đối nhau, mão dậu xung nhau, cho nên quẻ chấn biến đoài, đoài biến chấn, lôi trạch qui muội biến tuỳ , trạch lôi tùy biến qui muội. Hai quẻ chấn đoài này tương xung là phản ngâm vậy.
– Tí biến ngọ, ngọ biến tí, sửu biến mùi, mùi biến sửu, dần biến thân, thân biến dần, mão biến dậu, dậu biến mão, thìn biến tuất, tuất biến thìn, tỵ biến hợi, hời biến tí,. Đó là những tương xung biến nhau, là hào phản ngâm vậy.

Thứ mười hai: TRÌNH BÀY PHỤC NGÂM QUÁI
– Phục ngâm quái có 3 loại :
1- Quẻ càn biến chấn, chấn biến càn, vô vọng biến đại tráng, đại tráng biến vô vọng. Ấy là thân tí thìn lại hóa thân tí thìn, ngọ thân tuất ất là phục ngâm cà nội ngoại quái.
2- Quẻ cấu biến hằng, hằng biến cấu, độn biến tiểu quá, tiểu quá biến độn, bỉ biến dự, dư biến bỉ, phong biến đồng nhân, đồng nhân biến phong, lý biến qui muội, qui muội biến lý, giải biến tụng, tụng biến giải, ấy là ngọ thân tuất biến ngọ thân tuất đó là ngoại quái, phục ngâm.
3- Quẻ đại hữu biến phệ hạp, phệ hạp biến đại hữu, quẻ truân biến nhu, nhu biến truân, đại súc biến di, di biến đại súc, tuỳ biến quải, quải biến tùy, tiểu súc biến ích, ích biến tiểu súc, thái biến phục, phục biến thái, ấy là tí dần thìn biến tí dần thìn. Đó là nội quái phục ngâm. Phục ngâm chỉ có càn biến chấn, chấn biến càn, các quẻ khác không có phục ngâm.

 

Thứ mười ba: VƯỢNG TƯỚNG HƯU TÙ
– Xuân lệnh mộc vượng, hỏa tướng. Hạ lệnh hỏa vượng, thổ tướng. Thu lệnh kim vượng, thủy tướng. Đông lệnh kim vượng, mộc tướng. Bốn tháng cuối mỗi mùa thổ vượng kim tướng, đó là vượng tướng ở các mùa.
– Về hưu tù thì xuân thổ kim , hạ kim thủy, thu mộc hỏa, đông hỏa thổ.
– Phàm trong quẻ hào vượng tướng, nếu bị nhật thần cùng động hào chế khắc, trước mặt tham vinh được mùa, qua hạn thì bị độc hại, đó chỉ là vượng tướng tạm thời.
– Phàm trong quẻ hào hưu tù, nếu được nhật thần cùng động hào sinh phù, trước mắt tuy chẳng được toại ý, nhưng tương lai đắc ý. Đấy, hưu tù đợi thời mà dừng vậy.

 

Thứ mười bốn: LUẬN VỀ TƯƠNG HỢP CÓ KHẮC
– Phàm trong quẻ hào tí biến sửu, hào tuất biến mão, đấy là tí hợp sửu, tuất hợp mão, nhưng trong hợp mang khắc, hợp 3 phần, khắc 7 phần. Nếu vượng tướng được nhật nguyệt sinh phù giúp đỡ hoặc trong quẻ động hào sinh thì luận là tác hợp vậy.
– Duy chỉ có thân kim hóa tỵ hỏa, dù chẳng có nhật nguyệt, động hào sinh cho cũng không luận khắc mà hóa trường sinh hóa hợp, nếu ngày tháng dần xem quẻ thì bị tam hình hội tụ thân bi dần xung không thể luận tốt vậy.

 

Thứ mười lăm : HỢP XỨ PHÙNG XUNG
                            XUNG TRUNG PHÙNG HỢP
– Hợp xứ phùng xung có 3 loại :
1- Được lục hợp biến lục xung
2- Nhật nguyệt xung hào
3- Động hào biến xung
– Xung trung phùng hợp cũng có 3 loại :
1- Lục xung biến lục hợp
2- Nhật nguyệt hào hợp
3- Động hào biến hợp
Hợp xứ phùng xung mưu sự tuy thành mà lại tan. Xung trung phùng hợp việc đã tan mà hóa lại thành vào lúc cuối.

 

Thứ mười sáu : TUYỆT XỨ PHÙNG SINH
                            KHẮC XỨ PHÙNG SINH
Kim tuyệt ở dần, mộc tuyệt ở thân; thuỷ, thổ tuyệt ở tỵ; hỏa tuyệt ở hợi
– Như ngày dần xem quẻ hào kim tuyệt ở dần, nếu trong quẻ có thổ hào động mà sinh kim là tuyệt xứ phùng sinh vậy.
– Ngày thân xem quẻ hào mộc tuyệt ở thân, nếu trong quẻ có thủy hào động mà sinh mộc là tuyệt xứ phùng sinh vậy.
– Ngày tỵ xem quẻ hào thủy tuyệt ở tỵ, nếu trongquẻ có hào kim động sinh thủy thì tuyệt xứ phùng sinh .
– Ngày hợi xem quẻ thấy hào hỏa tuyệt ở hợi, nếu trong quẻ có mộc hoào động sinh hỏa là tuyệt xứ phùng sinh
– Duy ngày tỵ xem quẻ hào thổ tuyệt ở tỵ, nếu nhật nguyệt sinh phù giúp đỡ không nói tuyệt mà nói nhật sinh. Nếu thổ hóa xuất tỵ có nhật nguyệt giúp đỡ không bảo là hỏa tuyệt mà bảo là hồi đầu sinh. Nếu nhật nguyệt chế thổ tất là tuyệt ở ngày, tất hóa tuyệt ở hào vậy.
– Nếu ngày dậu xem quẻ hào dần bị khắc trong đó có thủy hào động sinh cho dần là khắc xứ phùng sinh, ngoài ra cứ phỏng như thế.
– Đại phàm tuyệt xứ phùng sinh là hàn cốc phùng xuân ( cốc lạnh gặp mùa xuân ) khắc xứ phùng sinh thì trước hung sau cát.

 

Thứ mười bảy: BIẾN XUẤT, TIẾN THẦN, THOÁI THẦN
– Phàm trong quẻ có hợi biến tí, sửu biến thìn, dần biến mão, thìn biến mùi, tỵ biến ngọ, mùi biến tuất, thân biến dậu, tuất biến sửu là tiến thần vậy, cát hung đều tăng bội thể lực.
– Trong quẻ tý biến hợi, tuất biến mùi, dậu biến thần, mùi biến thìn, ngọ biến tỵ, thìn biến sửu, mão biến dần, sửu biến tuất là thoái thần hung giảm dần uy lực.

 

Thứ mười tám : LUẬN VỀ NGHIỆM VÀ KHÔNG NGHIỆM
– Như có người xem bói chí thành cảm thần minh, trai giới kính cẩn chỉ xem một việc, trước tiên cáo rõ sau mới bói thì suy cứu lý lẽ dụng , nguyên, kỵ, cừu động tĩnh, sinh, khắc, hợp, xung, biến, hóa, tuần không, nguyệt phá, nguyệt kiến, nhật thần rõ ràng thì lúc nào cũng nghiệm.
– Nếu người bói không có tâm suy xét mà đoán ẩu tất lý chẳng thông chẳng ứng nghiệm, lại hỏi nhiều việc thì chẳng nghiệm, hoặc việc gian đạo, việc tà dâm thì trời chẳng dung chẳng ứng nghiệm, hoặc tiện mà coi chẳng có chút nào thành kính thì chẳng nghiệm.
– Nếu thay thế người xem tất trước phải nói rõ danh phận ra sao, thân sơ, bậc trên dưới thế nào, để lấy dụng thần suy nghiệm mới chẳng sai lầm. Như nô bộc thầy chủ mà xem bói thì phải lấy hào phụ mẫu làm dụng thần, nếu người tự dấu thể diện mà không nói rõ thực tình lại giả thác là thân thích để coi thì sai lầm, có coi cũng vô ích, chẳng ứng nghiệm.
– Hoặc có người muốn coi, tâm thành kính mà có việc ngăn trở, khiến người đi coi giúp, mà người coi tâm chẳng thành không ứng nghiệm.
– Hoặc có một việc hôm nay coi, ngày mai lại coi, hoặc 1 người coi tiếp 4, 5 quẻ, nhàm chán khinh nhờn thì chẳng nghiệm.

Nguyễn Việt Kiên
Follow me
Latest posts by Nguyễn Việt Kiên (see all)

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*