Nhật Nguyệt Toàn Tập

Nhật Nguyệt Toàn Tập là bài viết về toàn bộ các yếu tố có gắn tên gọi Nhật Nguyệt trong Tử Vi Đẩu Số, bài viết được biên soạn bởi Thầy Nguyễn Việt Kiên.

Nhật Nguyệt Là Gì?

Nhật Nguyệt là danh xưng Hán Việt, đa phần mọi người đều có thể biết Nhật Nguyệt là gì, còn những bạn chưa biết, thì câu trả lời rất đơn giản, Nhật Nguyệt chính là Mặt Trời (Nhật) và Mặt Trăng (Nguyệt).

Những có lẽ đây không phải là câu trả lời mà các bạn mong muốn, bên dưới có lẽ sẽ có câu trả lời giải đáp thắc mắc khiến bạn vừa lòng hơn đó!

Nhật Nguyệt là gì

Nhật Nguyệt Trong Tử Vi Là Gì?

Nhật Nguyệt là danh xưng thường được nhắc đến trong Tử Vi Đẩu Số. Đối với người nghiên cứu lâu năm hoặc những bạn có một thời gian đủ dài theo dõi trên các Group Facebook về Tử Vi đều sẽ có thể biết được. Nhưng đối với những bạn lần đầu tiếp xúc với bộ môn này thì sẽ thấy khá là lạ lẫm và muốn được giải đáp câu hỏi này.

Nhật Nguyệt trong Tử Vi chính là nói về hai sao Thái Dương và Thái Âm. Thái Dương chính là Nhật, là tượng trưng cho mặt trời và Thái Âm chính là Nguyệt, tượng trưng cho mặt trăng. Đây là một cách nói ngắn gọn để biểu trưng cho hai sao này mà thôi.

Nhật Nguyệt Chiếu Là Gì?

Nhật Nguyệt Chiếu là khi hai sao Thái Dương và Thái Âm nằm ở vị trí tam phương tứ chính và cùng chiếu về một cung vị nào đó, cung vị này được gọi là Nhật Nguyệt Chiếu.

Nhật Nguyệt Xung Chiếu Là Gì?

Nhật Nguyệt xung chiếu là trạng thái hai sao Thái Dương và Thái Âm nằm ở hai cung vị lục xung nhau, thì gọi là Nhật Nguyệt xung chiếu.

Hoặc có thể còn có một cách giải thích khác, Nhật Nguyệt xung chiếu là sao Thái Âmsao Thái Dương đồng cung ở Sửu chiếu về cung Mùi, cung Mùi sẽ được Nhật Nguyệt xung chiếu; hoặc là Nhật Nguyệt đồng cung ở Mùi chiếu về cung Sửu, cung Sửu sẽ được Nhật Nguyệt xung chiếu.

Nhật Nguyệt Hợp Chiếu Là Gì?

Nhật Nguyệt hợp chiếu là trường hợp hai sao Thái Âm và Thái Dương cùng chiếu về một cung vị tam hợp của chúng. Ví dụ cung Mùi Vô Chính Diệu, trong cung Mão có Thái Dương Thiên Lương, trong cung Hợi có Thái Âm, như vậy tức là Thái Dương và Thái Âm ở vị trí tam hợp chiếu về cung Mùi, đây gọi là Nhật Nguyệt hợp chiếu.

Nhật Nguyệt Chiếu Hư Không

Nhật Nguyệt chiếu hư không là chỉ trường hợp hai sao Thái Âm và Thái Dương cùng hội chiếu về một cung vị, đồng thời cung vị này là cung Vô Chính Diệu, tựa như ánh sáng mặt trăng và mặt trời cùng chiếu về một khoảng không, cách cục này cũng có nhiều tên gọi khác nhau.

Có bốn trường hợp Nhật Nguyệt chiếu hư không:

  • Cung Ngọ Vô Chính Diệu có Thiên Đồng Thái Âm ở cung Tý, Thái Dương Cự Môn ở cung Dần chiếu về. Cách cục này còn có tên gọi là Nhật Nguyệt Tịnh Minh (Nhật Nguyệt đều sáng).
  • Cung Tý Vô Chính Diệu có Thiên Đồng Thái Âm ở cung Ngọ, Thái Dương Cự Môn ở cung Thân chiếu về. (Trường hợp này kém hơn do Thái Dương và Thái Âm ở vị trí lạc hãm)
  • Cung Mùi Vô Chính Diệu có Thái Âm ở Hợi và Thái Dương Thiên Lương ở Mão hợp chiếu, cách cục này còn có tên là Minh Châu Xuất Hải (nếu đạt đủ các điều kiện khác).
  • Cung Sửu Vô Chính Diệu có Thái Âm ở Tị và Thái Dương Thiên Lương ở Dậu hợp chiếu. (Trường hợp này kém hơn do Thái Dương và Thái Âm ở vị trí lạc hãm)

Nhật Nguyệt Chiếu Mệnh

Phần bên trên chúng ta đã biết Nhật Nguyệt Chiếu là gì, Nhật Nguyệt xung chiếu là gì, Nhật Nguyệt hợp chiếu là gì, Nhật Nguyệt chiếu hư không là gì?

Vậy thì Nhật Nguyệt chiếu Mệnh cũng có thể hàm chứa một trong những điều trên, đó là khi cung Mệnh được Thái Âm và Thái Dương ở tam phương tứ chính chiếu về, gọi là Nhật Nguyệt chiếu Mệnh.

Nhật Nguyệt Giáp Mệnh

Nhật Nguyệt Giáp Mệnh là một loại cách cục khi mà cung Mệnh có Thái Âm và Thái Dương giáp hai bên lân cung. Trường hợp này chỉ có thể xảy ra khi cung Mệnh nằm ở Sửu hoặc Mùi.

Có 4 trường hợp khác nhau về Nhật Nguyệt Giáp Mệnh:

Nhật Nguyệt Giáp Tài

Nhật Nguyệt Giáp Tài cũng tương tự như Nhật Nguyệt Giáp Mệnh, chỉ thay cung Mệnh bằng cung Tài Bạch mà thôi. Có thể coi đây là một cách cục phú quý, vừa có danh lại vừa có lợi.

Ngoài ra còn trường hợp là cung Sửu (hoặc Mùi) là Vũ Khúc Tham Lang có Nhật Nguyệt giáp, lúc này Vũ Khúc Hóa Lộc hoặc Tham Lang Hóa Lộc cũng có thể coi là Nhật Nguyệt Giáp Tài.

Nhật Nguyệt Đồng Cung

Nhật Nguyệt Đồng Cung còn có nhiều tên gọi khác như Nhật Nguyệt Đồng Lâm, Nhật Nguyệt Sửu Mùi, Nhật Nguyệt Đồng Tranh Sửu Mùi v.v.

Trường hợp này chỉ có thể xảy ra khi hai sao Thái Dương và Thái Âm nằm tại cung Sửu hoặc cung Mùi, ở vị trí này Thái Âm và Thái Dương gặp gỡ và đồng cung với nhau.

Có rất nhiều tư tưởng khác nhau để đánh giá trường hợp này, có người cho rằng Nhật Nguyệt Đồng Cung là đẹp cũng có người cho rằng khi Nhật Nguyệt Đồng Cung do tính chất xung khắc nhau nên sẽ xảy ra những biến hóa không tốt.

Nhật Nguyệt Tranh Huy

Nhật Nguyệt Tranh Huy cũng chỉ là một tên gọi khác của Nhật Nguyệt Đồng Cung, ý nói Nhật Nguyệt tranh giành ánh sáng, là lúc ánh sáng của mặt trăng và mặt trời đan xen, nên gọi tên như vậy.

Nhật Nguyệt Đồng Tranh Sửu Mùi

Nhật Nguyệt Đồng Cung khi và chỉ khi nằm ở hai cung Sửu Mùi, nơi đây có thể coi là giao điểm giữa ngày và đêm, là nơi mặt trăng và mặt trời đan xen tỏa sáng, nên cũng thường gọi là Nhật Nguyệt Đồng Tranh Sửu Mùi.

Nhật Nguyệt Đồng Cung Tài Bạch

Bên trên chúng ta đã biết về trường hợp Nhật Nguyệt đồng cung tại hai cung vị Sửu Mùi, là nơi Nhật Nguyệt Tranh Huy, tranh tối tranh sáng. Nếu như trùng hợp đây là cung Tài Bạch, thì là Nhật Nguyệt đồng cung Tài Bạch.

Nhật là Thái Dương, có tính chất của quý, của danh vọng. Nguyệt là Thái Âm, có tính chất của phú, tiền tài. Khi Nhật Nguyệt đồng cung Tài Bạch thì người này rất có thể trong công việc kiếm tiền danh lợi song thu. Trừ khi trong cung vị này các sao Sát Kị Hình Hao hội tụ quá nhiều mà phá đi mất cách cục đẹp.

Nhật Nguyệt Phản Bối

Nhật Nguyệt Phản Bối là trường hợp Thái Âm và Thái Dương nằm độc tọa, mà Thái Âm và Thái Dương lúc này đều lạc hãm. Nhật Nguyệt phản bối có thể hiểu là Nhật Nguyệt tối tăm quay lưng về nhau.

Nhật Nguyệt Phản Bối có 2 trường hợp

Thái Dương cư Tuất và Thái Âm cư Thìn chiếu về nhau được gọi là Nhật Nguyệt phản bối.

Thái Dương cư Hợi và Thái Dương  cũng độc tọa mà lại lạc hãm, cũng gọi là Nhật Nguyệt Phản Bối.

Nhật Nguyệt Tinh Minh

Nhật Nguyệt Tịnh Minh là cách cục khi mà sao Thái Âm và sao Thái Dương đều nằm ở đất miếu vượng cùng chiếu về một cung vị.

Có 2 trường hợp của Nhật Nguyệt Tịnh Minh:

Cung Mệnh Vô Chính Diệu ở Ngọ, Thái Dương Cự Môn ở Dần và Thiên Đồng Thái Âm ở Tý hội chiếu về.

Cung Mệnh Thiên Lương tại Sửu, có Thiên Cơ Thái Âm ở Thân và sao Thái Dương ở Ngọ hội chiếu về.

Nhật Nguyệt Đồng Lương

Nhật Nguyệt Đồng Lương nghe có vẻ hơi xa lạ, chúng ta chỉ thường nghe đến Cơ Nguyệt Đồng Lương chứ ít khi nghe thấy Nhật Nguyệt Đồng Lương.

Về cách cục này có thể hiểu rằng đây là trường hợp có đầy đủ bốn sao Thái Dương, Thái Âm, Thiên Đồng và Thiên Lương cùng chiếu về một cung vị.

Nhật Nguyệt Đồng Lương có những trường hợp sau:

Nguyễn Việt Kiên
Follow me
Latest posts by Nguyễn Việt Kiên (see all)

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*